
Hồ sơ xin giấy phép cư trú bao gồm:
Đơn xin giấy phép, điền đầy đủ mẫu OLE 1, phụ lục nêu rõ chương trình sẽ đăng ký học OLE 4 (nêu rõ thời gian dự kiến học tập tại Phần Lan).
2 ảnh chân dung, cỡ hộ chiếu.
Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng. Tuy vậy bạn nên chuẩn bị hộ chiếu của bản thân càng dài hạn càng tốt, để tránh các vấn đề phát sinh.
Bản gốc thư chấp nhận nhập học của trường Đại học.
Văn bản chứng minh về vấn đề thu xếp chỗ ở đã có (Đăng ký trong kí túc xá nhà trường, để có được chứng nhận rõ ràng nhất).
Chứng minh có đủ chi phí để sinh sống tại Phần Lan, thông qua tài khoản cá nhân, tài khoản tiết kiệm với số tiền tối thiểu 6000 €/năm ~ 500 €/tháng. Dùng thư đảm bảo của ngân hàng để chứng minh vấn đề tài chính này.
Văn bản chứng minh về học bổng được nhận (nếu có).
Bảo hiểm du học.
Điều kiện du học Phần lan thường không quá khắt khe, và mấu chốt sẽ nằm ở kỳ thi đầu vào của bạn. Tìm hiểu thêm về những kinh nghiệm nhập học của sinh viên đi trước để có được những tư vấn hiệu quả và thiết thực nhất cho những dự định du học sắp tới.
Để vực dậy mỗi khi tinh thần chùng xuống, bạn nên nhớ rằng cơ thể rất cần vitamin D từ mặt trời để bổ sung cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Thế nên chúng ta cần chú ý bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin. Uống cà phê vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Số liệu chỉ ra hằng năm 12 kg café/1 người được tiêu thụ ở Phần Lan – cao nhất trên thế giới.
Café là thứ không thể thiếu trong văn hóa người Phần và bạn đừng ngạc nhiên nếu bỗng nhiên có sở thích uống café khi sống ở Phần Lan.
Bên cạnh đó, bước ra ngoài tận hưởng mùa đông ở Phần Lan với các hoạt động thú vị như tắm sauna, trượt tuyết/ trượt băng, đi câu cá trên sông băng, hoặc là tham gia các buổi tiệc BBQ ấm cúng giữa trời đông cũng là những cách làm hữu hiệu.
Chớ ngại giao tiếp, dành thời gian bên cạnh bạn bè và quan trọng hơn là tự tìm niềm vui cho bản thân như bắt đầu một sở thích nào đó (làm bánh, quay vlog, viết blog…) cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhàng đón nhận “giấc mơ tuyết trắng” của những tháng ngày sinh viên nơi xứ người.
2. Chi phí sống đắt đỏ? Học nấu nướng ngay từ bây giờ!
Ở Phần Lan, thuế trên đơn vị sản phẩm là 24% – cao hơn mức trung bình của các nước Châu Âu khác nên chi phí sinh hoạt cũng tỉ lệ thuận mà tăng cao.
Sinh viên thường sẽ tự nấu ăn thường xuyên thay vì ăn ở ngoài với chi phí thực phẩm vào khoảng 40 – 50 euros.
Do mức sống, thuế quan cao cộng với chi phí vận chuyển cao, mặt bằng giá hầu như đắt hơn dù được bán trong cùng một chuỗi siêu thị – ví dụ như LIDL (chuỗi siêu thị giá rẻ của Đức) hay chuỗi thức ăn nhanh Mc Donald’s.
Lưu ý là thức uống có cồn ở Phần Lan rất mắc.
Về chi phí thuê nhà, lưu ý rằng khu vực trung tâm thường có giá rất đắt do thuộc sở hữu và quản lý độc quyền bởi các công ty tư nhân. Điều này dẫn đến giá nhà cao nếu bạn không còn là sinh viên hay có nhu cầu mua nhà.
Gía nhà cho sinh viên phổ biến từ 200 -500 euros/tháng (đã bao gồm tiền điện nước) tùy vào nhu cầu và phương án thuê nhà (chia nhà chung hay thuê studio riêng). Các sinh hoạt phí khác như ăn uống, thẻ đi lại sẽ ngốn của bạn tầm 200 đến 400 euros/tháng.
Kinh nghiệm từ du học sinh Việt Nam ở Phần Lan đó là hãy tiết kiệm chi phí ăn uống bằng việc tự đi chợ và nấu nướng ở nhà – điều này đồng nghĩa với việc bạn nên học nấu ăn ngay từ khi còn chưa cất cánh!
3. Du lịch quanh Châu Âu bằng máy bay giá rẻ
Vì đặc điểm địa lý, nếu bạn muốn đi du lịch sang các nước khác từ Phần Lan, bạn sẽ phải đi bằng phà hoặc máy bay (bạn có thể lái xa sang Nga, còn lại kể cả các nước sát bên như Thụy Điển hay Estonia bạn vẫn yêu cầu phải đi bằng phà). Xét về mặt tích cực, vị trí tách biệt này góp phần mang lại cho bạn một cuộc sống yên bình, ít đông đúc hơn các nước khác ở châu Âu.
Hơn nữa, giá vé máy bay du lịch trong Châu Âu cũng không quá xa rời tầm với.
Chỉ từ 300 euros trở xuống là bạn đã có thể bay từ Bắc Âu sang Đông Âu, Tây Âu, đôi khi bạn còn có thể săn được vé tốt từ các hãng bay giá rẻ.
Nếu muốn chu du châu Âu, cách tốt nhất là lên kế hoạch săn vé giá rẻ sớm nhất có thể và lên lịch trình sao cho thật bõ (vì mỗi lần đi là một lần khó mà!)
4. Rèn luyện kỹ năng nhằm tăng khả năng khi xin việc
Phần Lan đang phải đối mặt với số lượng người thất nghiệp tương đối cao. Tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp đến tháng 8/2018 ở đất nước này là 7,6%, so với 4,0% ở NaUy, 6,6% ở Thụy Điển và 3% ở Cộng Hòa Séc.
Điều này đặt gánh nặng lên người lao động vì phải chịu mức thuế suất thu nhập cá nhân đến 51,6%.
Bên cạnh đó, thị trường việc làm ở Phần Lan rất cạnh tranh và được nhận xét ít linh hoạt hơn do đất nước này phát triển mạnh về công nghệ và máy móc – đòi hỏi nhân lực càng phải có kĩ năng cao và thích ứng tốt.
Muốn hòa nhập vào thị trường việc làm ở Phần Lan, cá nhân sinh viên phải năng động tìm tòi và phát triển những kĩ năng và kiến thức cần thiết chuyên môn.
Các ngành học về công nghệ và kĩ thuật đang rất triển vọng ở đất nước này, nếu chăm chỉ trau dồi thì cơ hội luôn rộng mở. Ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng để bạn hòa nhập văn hóa và tăng khả năng xin được việc, đặc biệt liên quan đến ngành kinh doanh, y tá điều dưỡng.
5. Ngôn ngữ ít người nói – đòi hỏi trau dồi động lực học tiếng
Tiếng Phần Lan là một ngôn ngữ đặc biệt. Nó không hẳn là ngôn ngữ khó nhất, theo một cuộc khảo sát từ các nguồn tin cậy của trang Voxy (độ khó của tiếng Phần chỉ tương đương tiếng Việt) nhưng động lực học tiếng Phần lại không phổ biến do đất nước này chỉ vỏn vẹn 5,5 triệu dân.
Do đó bạn hãy suy nghĩ rằng việc học một ngôn ngữ mới cần sự kiên trì, tính liên tục và môi trường thực hành. Nếu lựa chọn du học Phần Lan, đây chính là cơ hội tuyệt vời nhất để trau dồi một ngôn ngữ không phổ biến – một trong những yếu tố sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt trong quá trình xin việc sau này.
Tóm lại, du học sẽ giúp bạn nhận ra những điều mới mẻ không chỉ từ trường học, bởi cả những điều kiện bất lợi cũng góp phần giúp bạn trưởng thành khôn ngoan hơn.
Thật ra dẫu đi du học ở đâu, du học sinh cũng sẽ đối mặt với một số khó khăn nhất định. Mục đích của bài viết này là đặt ra câu hỏi lớn cho các bạn trẻ: liệu bạn có đủ niềm tin để vượt qua những khó khăn trong giấc mơ trải nghiệm, tìm kiếm kiến thức và bản thân ở một nơi xa.
Tin chắc rằng câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào tầm nhìn, cách suy nghĩ và thái độ sống của không ai khác ngoài chính bạn.
Ngoài ra, nếu bạn là công dân đến từ nước thứ 3 như Việt Nam và không có bất kỳ mối liên quan nào với Phần Lan, bạn có thể xin cấp quốc tịch thông qua con đường làm đơn nhập tịch.
Lưu ý, mặc dù Phần Lan cho phép bạn được giữ quốc tịch nước mẹ đẻ. Tuy nhiên, một số quốc gia lại không cho phép bạn có trên 2 quốc tịch.
Do đó trước khi nhập quốc tịch, bạn cần xác định là quốc gia mình đang sống có áp dụng quy định này hay không.
Bên cạnh đó, nếu bạn là người đa quốc tịch, bạn có thể bị tước quốc tịch Phần Lan vào năm 22 tuổi nếu thiếu một sự “ràng buộc vừa đủ” với quốc gia này. Cụ thể như:
Công dân từ 22 tuổi trở lên có quốc tịch ở nước khác và không duy trì đủ mối quan hệ với đất nước Phần Lan.
Công dân nhập quốc tịch dựa vào quốc tịch của người cha nhưng quan hệ cha con bị phủ định.
Công dân cung cấp sai thông tin trong quá trình xin nhập quốc tịch.
2. Thủ tục xin nhập quốc tịch để dịnh cư Phần Lan
Đầu tiên bạn cần tạo tài khoản và đăng nhập vào trang TPHCM và điền đơn online hoặc in đơn viết tay nhưng tốt nhất là làm đơn online. Chọn form phù hợp đính kèm giấy tờ tùy thân, chứng nhận kỹ năng ngôn ngữ, báo cáo thu nhập.
Để nhập tịch Phần Lan bạn cần làm rõ các điều sau:
Danh tính của bản thân (người nhập quốc tịch theo nếu có, ví dụ con bạn) gồm hộ chiếu, chứng minh nhân dân, tất cả giấy tờ để xác định danh tính.
Đủ điều kiện cư trú theo quy định
Không có tiền án, tiền sự hoặc lệnh cấm
Vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ (tiếng Phần hoặc tiếng Thụy Điển)
Thông tin công việc, thu nhập
Không dính vào các khoản nợ nần như thuế, tiền phạt, tiền cấp dưỡng con cái hoặc viện phí để đảm bạn không là gánh nặng xã hội.
Sau khi điền đơn bạn cần thanh toán phí xử lý hồ sơ (từ 350 -440 UER tùy thuộc vào hình thức nộp đơn) thông qua online hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý số tiền này sẽ không được hoàn lại kể cả khi hồ sơ của bạn bị từ chối.
Sau khi đã hoàn thành đơn, bạn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch trực tiếp tại các cơ quan có ủy quyền hoặc nộp online. Bạn cần hẹn trước nếu nộp trực tiếp. Sau đó đợi xử lý hồ sơ, cơ quan nhập cư sẽ liên lạc với bạn nếu cần thông tin hoặc giấy tờ bổ sung, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thời gian xử lý sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
Nếu bạn nộp đơn bằng giấy bạn sẽ nhận kết quả qua bưu điện, nếu nộp đơn online bạn sẽ nhận qua email. Nếu kết quả là từ chối bạn có thể kháng cáo lên tòa án hành chính.
Nói tóm lại, điều kiện định cư Phần Lan bằng cách nhập quốc tịch là bạn cần có bố mẹ (có thể là bố mẹ nuôi) là công dân Phần Lan hoặc có thời gian định cư ở Phần Lan vừa đủ để xin nhập quốc tịch.
Nếu bạn không có bất cứ mối quan hệ nào với quốc gia Phần Lan cách duy nhất là bạn phải làm thẻ cư trú hợp pháp tại đây trong 5-7 năm với các hình thức như du học, làm việc, nghiên cứu, kinh doanh, dễ nhất là diện doanh nhân.
Điều kiện du học Phần Lan – học vấn
Đại học
Tốt nghiệp THPT, hoặc đang là sinh viên của 1 trường Đại học. Đối với học sinh lớp 12 cần tham gia chương trình Đại học dự bị.
Đạt điểm IELTS ít nhất 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
Đối với hình thức miễn học phí, ứng viên cần tham gia kỳ thi được tổ chức tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Kì thi tháng 4 cho chương trình học mùa thu (tháng 9); và kì thi thi tháng 10 cho đợt nhập học mùa xuân (tháng 1). Kì thi bao gồm 5 phần: Đọc hiểu, viết luận, Toàn IQ, Phỏng vấn.
Thạc sĩ
Đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành liên quan với ngành học đăng ký; cho bậc học Thạc sĩ. Đạt loại Khá, Giỏi.
Có chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.5 hoặc TOEFL iBT tối thiểu 90.
Thời hạn nộp hồ sơ xin nhập học
Trước tháng 1 và tháng 9 hàng năm.
Hồ sơ cần có
Hộ chiếu hoặc CMND.
Học bạ THPT.
Bảng điểm và bằng tốt nghiệp Đại học (Chương trình Thạc sĩ).
Chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL iBT.
GMAT.
Thư bày tỏ nguyện vọng học tập, bản trình bày kế hoạch học tập của bản thân khi du học Phần Lan.
Thư giới thiệu của 2 Giáo sư, Phó Giáo sư có uy tín trong ngành sinh viên chọn học (cho bậc học Thạc sĩ).
Kinh nghiệm làm việc (Nếu có).
Điều kiện du học Phần Lan – Thi đầu vào
Để du học Phần Lan, sinh viên quốc tế cần tham gia kỳ thi kiểm tra đầu vào bắt buộc với năm phần: Đọc hiểu, viết luận, Toán, IQ và phỏng vấn với tổng điểm là 100. Thang điểm tối đa của từng phần sẽ thay đổi, phụ thuộc vào trường và chuyên ngành sinh viên đăng ký theo học.
Điều kiện du học Phần Lan – Tài chính
Để chứng minh tài chính, bạn cần sổ tiết kiệm, bản sao kê thu nhập hàng tháng và một số giấy tờ cho thấy bạn có sở hữu các tài sản có giá trị như nhà, ôtô, bất động sản…
Nếu không phải là sinh viên thuộc Liên minh châu Âu, bạn cần chứng minh số dư trong sổ tiết kiệm tối thiểu là 6.720 euro (khoảng 180 triệu đồng), tương đương một năm sinh hoạt phí tại Phần Lan.
Nếu không có sổ tiết kiệm, bạn cần chứng minh thu nhập hàng tháng của mình hoặc của gia đình/người bảo lãnh cho bạn sang Phần Lan tối thiểu là 560 euro một tháng (khoảng 15 triệu đồng).
Điều kiện du học Phần Lan – Ngoại ngữ
Ngoài tiếng Anh, bạn có thể chọn chương trình giảng dạy bằng tiếng Phần Lan.
Do đó, khả năng ngoại ngữ của bạn cần đạt mức IELTS từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL không dưới 92 điểm hoặc đã có chứng chỉ SAT 1 hoặc SAT để có thể tiếp thu bài vở. Nếu đăng ký các ngành ngôn ngữ, sinh viên cần vượt qua bài kiểm tra khả năng tiếng Phần Lan.
Các chi phí sinh hoạt
Nhà ở
Về chi phí thuê nhà ở sẽ dao động tùy vào mức sống tại các thành phố. Ví dụ như ở Helsinki (thủ đô tại Phần Lan) giá nhà sẽ cao, nhưng ở một số thành phố nằm xa thủ đô hơn như Vaasa, Lapland … thì giá nhà tương đối thấp. Chi phí dao động trung bình từ 220-600 euros.
Ăn uống
Chi phí ăn uống của mỗi người sẽ khác nhau do mỗi thành phố có giá cả khác nhau. Nhìn chung, sinh viên có thể mua thực phẩm tại các siêu thị như S- Market, Alepa, Lidl và K-Market để được hưởng các ưu đãi về giá cả và tiết kiệm nhiều tiền hơn. Trung bình một sinh viên sẽ tiêu khoảng 150 đến 250 Euro cho việc ăn uống.
Du học sinh nếu lười nấu ăn có thể tới ăn ở căng-tin trường với giá khoảng 2.2-3 euros.
Đi lại
Chi phí cho phương tiện công cộng dao động từ 35-50 euros một tháng, mỗi lần đi riêng lẻ sẽ dao động từ 2-5 euros.
Các chương trình đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ tại Đức không thu học phí đối với sinh viên, bao gồm cả sinh viên quốc tế đến từ bất kì quốc gia nào.
Trừ khi bạn học chương trình thạc sĩ “trái ngành” so với ngành học ở bậc cử nhân. Một trong những ngoại lệ đáng phải cân nhắc chính là các trường đại học tại bang Baden-Württemberg.
Cụ thể, kể từ mùa thu năm 2017, các chương trình đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ cũng như các chương trình cấp bằng và kiểm định quốc gia không còn áp dụng chính sách miễn học phí đối với sinh viên quốc tế đến từ các nước bên ngoài Khối liên minh Châu Âu. Theo đó, sinh viên sẽ phải chi trả 3,000 EUR/năm (1,500 EUR/kỳ) khi học tập ở các cơ sở giáo dục tại đây.
Đối với các chương trình bậc Tiến Sĩ, học phí được miễn giảm hoàn toàn tại tất cả các trường đại học của Đức trong ít nhất 6 học kỳ.
Cũng cần phải lưu ý thêm rằng, dù bạn quyết định theo học ở bậc nào, bạn có thể cần phải chi trả phí quản lí hành chính (administration fee) bao gồm phí quản lí dịch vụ sinh viên và phí đăng kí với mức học phí từ 100-350 EUR/kỳ.
Ngoài ra, nếu bạn không hoàn thành chương trình học đúng hạn tại Bremen, Lower Saxony, Saarland, Saxony, Saxony-Anhalt hoặc Thuringia, bạn có thể vẫn phải đóng tiền học phí cho khóa học của mình.
Một số trường đại học công lập tại Đức miễn giảm học phí cho cả sinh viên trong nước lẫn quốc tế có thể kể đến là Đại học Stuttgart, Đại học Cologne, Đại học Mannheim, Đại học Bremen, Đại học Hamburg.
Đối với các trường đại học tư thục, học phí có thể lên đến 26.000 EUR/năm cho chương trình cử nhân và 40.000 EUR/năm cho chương trình thạc Sĩ. Các ngành Kỹ sư và Kinh doanh thường sẽ có mức học phí cao nhất.
Tuy chương trình miễn giảm học phí dành cho sinh viên quốc tế được xem là một trong những điểm thuyết phục sinh viên theo học tại nước Đức, sinh hoạt phí tại Đức lại được xem là khá “đắt đỏ” tại một số khu vực.
Chẳng hạn tại thành phố Munich. Mức sinh hoạt phí tại Đức dao động từ 900-1.500 EUR/tháng.
Nếu bạn là sinh viên đến từ các quốc gia không nằm trong khối EU hoặc EEA và có nguyện vọng được tham gia các chương trình đào tạo bậc cử nhân hoặc thạc sĩ, bạn sẽ phải chi trả mức học phí từ 7.500-25.000 EUR/năm và có thể lên đến 31.000 EUR/năm đối với một số chương trình đặc thù.
Ngoài ra, sinh viên tham gia chương trình Tiến Sĩ tại Phần Lan thường sẽ được miễn giảm học phí hoàn toàn.
Còn nếu bạn là sinh viên quốc tế không đến từ các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu, và có nguyện vọng đăng kí các khóa học dạy bằng tiếng Anh tại Phần Lan, bạn vẫn phải chi trả mức học phí cho khóa học của mình.
Học phí tại các trường đại học công lập Phần Lan thường dao động từ 6.000 đến 18.000 EUR/năm, trong đó Đại học Helsinki có mức học phí cao nhất, từ 13.000 đến 18.000 EUR/năm.
Bù lại, các trường đại học tại Phần Lan thường có những suất học bổng đáng mơ ước dành cho sinh viên quốc tế theo đuổi các chương trình học tại đây. Mỗi trường đại học sẽ có những chương trình học bổng riêng được đánh giá dựa trên năng lực và thành tích học tập của sinh viên.
Nếu bạn phù hợp với các tiêu chí để được nhận học bổng, nhà trường có thể sẽ liên lạc với bạn để tư vấn chi tiết về học bổng họ dự định cung cấp cho bạn.
Sinh hoạt phí tại Phần Lan bao gồm cả chi phí ăn uống, tiền thuê nhà ở, di chuyển… thường sẽ dao động từ 700-900 EUR/tháng, tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn. Một số trường đại học tại Phần Lan sẽ có mức học bổng bao gồm cả việc tài trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên.
Na Uy: Miễn học phí hoàn toàn cho sinh viên quốc tế
Cùng với Phần Lan và Đức, Na Uy chính là một trong số ít quốc gia châu Âu miễn giảm học phí hoàn toàn cho sinh viên quốc tế, dù bạn có đến từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hay không.
Du học tại các trường đại học công lập ở Na Uy, bạn chỉ cần phải chi trả một mức phí khoảng 30-60 EUR/kỳ để chi trả phí hội sinh viên, bao gồm chi phí dịch vụ tư vấn và sức khỏe, hay chi phí dành cho hoạt động thể thao, văn hóa được diễn ra ngay tại trường.
Riêng đối với các trường đại học tư thục tại Na Uy, mức học phí dành cho sinh viên quốc tế lẫn bản địa được đánh giá là thấp hơn so với các nước khác trong khu vực, cụ thể dao động từ 7.000-19.000 EUR/năm.
Đừng quên lưu ý rằng, hầu hết các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Na Uy, trong đó từ cấp thạc sĩ trở lên, bạn sẽ có nhiều lựa chọn chương trình học bằng tiếng Anh hơn.
Ngoài ra, bạn sẽ cần 700-1.400 EUR/tháng để trang trải các sinh hoạt phí tại Na Uy.
Áo: Học phí dưới 1.000 EUR/kỳ
Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề tài chính khi du học tại châu Âu, bạn nên cân nhắc du học tại nước Áo - một quốc gia châu Âu được sinh viên quốc tế lựa chọn bởi sự thân thiện và mến khách.
Sinh viên không đến từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu phải chi trả mức học phí tương đối thấp, trung bình khoảng 726.72 EUR/kỳ.
Đây cũng chính là lí do khiến nước Áo thu hút du học sinh trong những năm gần đây.
Cũng cần lưu ý rằng, các trường đại học tư thục thường sẽ buộc bạn phải chi trả một mức học phí cao hơn so với các trường đại học công lập với mức dao động từ 3.000 EUR đến 23.000 EUR/năm, thậm chí trên 35.000 EUR/năm đối với các chương trình đặc thù.
Sinh viên du học tại Áo phải chi trả mức sinh hoạt phí tương đối thấp, tùy thuộc vào khu vực bạn lựa chọn để học tập và sinh sống.
Chẳng hạn, tại Vienna và Salzburg, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền từ 900-1.300 EUR/tháng cho các chi phí sinh hoạt. Tại các thành phố khác như Linz và Graz, mức phí sinh hoạt có thể dao động từ 900-1.000 EUR/tháng.
Tây Ban Nha: Học phí gần như miễn phí
Tây Ban Nha nổi tiếng với sinh hoạt phí tương đối thấp, khí hậu ôn hòa và nền văn hóa lâu đời, thú vị từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc dành cho cả du khách lẫn du học sinh quốc tế.
Đặc biệt, mức học phí tại các trường đại học Tây Ban Nha hệ công lập được xem là khá thấp so với các trường đại học công lập tại các quốc gia châu Âu khác.
Cụ thể, tại hầu hết các trường đại học công lập ở Tây Ban Nha, học phí sẽ dao động từ 750 - 2.500 EUR/năm tại các cơ sở công lập cho cả hệ cử nhân và thạc sĩ.
Tại các trường đại học tư thục, mức học phí sẽ được quy định theo từng trường - thường không vượt quá 20.000 EUR/năm, ngoại trừ các chương trình thuộc các trường kinh doanh (Business Schools) với mức học phí có thể lên đến 30.000 EUR/năm.
Đặc biệt, học phí được tính trên mỗi tín chỉ và có thể cao hơn ở cấp độ sau đại học. Ngoài ra, bạn có thể phải chi trả khoảng 50 EUR/tháng hoặc hơn khi sử dụng một số tài liệu học tập và tham gia các lớp học tiếng Tây Ban Nha.
Hungary, Hy Lạp, Ba Lan - học phí từ 1.500 EUR/năm
Mức học phí tại những trường đại học công lập ở 3 quốc gia kể trên được xem là khá thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Trung bình, học phí tại Hungary dao động từ 2.500-3.000 EUR/năm (trừ các ngành Kỹ Sư, Nha Khoa, Y Học, học phí có thể lên đến 6.000-8.000 EUR/năm). Trong khi đó, học phí tại Ba Lan chỉ từ 500 EUR/năm đối với bậc cử nhân và từ 1.000 EUR/năm đối với bậc thạc sĩ.
Đối với các chương trình học tại Hy Lạp, học phí bao gồm cả sách giáo khoa sẽ trong tầm khoảng 1.500 EUR/năm. Ngoài ra, mức sinh hoạt phí của ba quốc gia này cũng phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều du học sinh, khoảng 300 – 500 EUR/tháng tại Ba Lan, 590 – 700 EUR tại Hungary và Hy Lạp.
Chứng minh tài chính – Thủ tục du học Phần Lan có khó không?
Thủ tục hồ sơ là công đoạn khó khăn nhất với du học sinh. May mắn thay, thủ tục xin visa du học Phần Lan tương đối thuận lợi. Sinh viên không phải cung cấp nhiều giấy tờ tài chính chi tiết như ở các nước Anh, Mỹ, Úc… Tỷ lệ đạt visa là 100%!
Học sinh chỉ cần chứng minh số dư tài khoản tối thiểu 6,720 EUR (~180 triệu VND), tương đương một năm sinh hoạt phí tại Phần Lan. Nhưng thực tế, du học sinh cần khoảng 400 – 900 EUR/ tháng (tùy thành phố) để đảm bảo sinh hoạt trong thời gian học.
Giấy phép cư trú sinh viên thông thường sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm. Nhưng hiện nay, đã có chính sách cấp phép cư trú 2 năm cho du học sinh.
Điều kiện:
Thời gian học ở Phần Lan từ 2 năm trở lên.
Chứng minh tài khoản số dư tối thiểu 13,440 EUR (tương đương sinh hoạt phí 2 năm). Điều này sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và chi phí để chuẩn bị các thủ tục gia hạn visa.
3/ Thi đầu vào
Đây là kỳ thi bắt buộc trong điều kiện du học Phần Lan để xác định năng lực và quyết định xem bạn có được nhận học tại một trường đại học tại Phần Lan hay không.
Bài thi đầu vào Phần Lan tương ứng với các môn Đọc hiểu, Viết luận, Toán IQ, Phỏng vấn. Tổng điểm tối đa là 100 điểm và Thang điểm tối đa từng môn sẽ thay đổi tùy theo chuyên ngành học.
Chi phí du học Phần Lan 2019
– Học phí
Tùy vào bạn chọn chuyên ngành và trường nào mà mức học phí sẽ khác nhau. Trung bình, học phí tại các trường Đại Học Phần Lan sẽ khoảng 4,000 – 25,000 Euro/năm. Riêng các khóa tiếng Anh học phí tối thiểu là 1,5000 Euro/năm.
– Sinh hoạt phí:
Chi phí sinh hoạt giữa các thành phố của Phần Lan có chênh lệch khá nhiều. Với những thành phố có mức sống vừa phải thì chỉ cần 300 – 500 Euro/tháng là được. Tuy nhiên, với những địa điểm đắt đỏ như thành phố Helsinky, sinh hoạt phí sẽ lên tới 800-900 Euro/tháng.
Có cần phải thi đầu vào?
KHÔNG! Việc thi đầu vào chỉ bắt buộc đối với bậc cử nhân. Với bậc thạc sỹ thông thường bạn chỉ cần gửi hồ sơ (bằng và bảng điểm đại học) và thi chứng chỉ IELTS/TOFEL/ GMAT (tùy trường).
Các trường sẽ xét duyệt từ trên xuống dưới dựa vào mức độ phù hợp với chuyên ngành đăng ký, điểm phẩy đại học, điểm tiếng anh, và những yêu cầu khác.
2. Có cần điểm IELTS/TOEFL trước khi apply?
Có. Các trường đại học Phần Lan thường yêu cầu ít nhất 6.